image banner
TIN MỚI
image advertisement
image advertisement
image advertisement 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

Quế Quận công Nguyễn Đức Uyên với vùng đất Vĩnh Bảo, Hải Phòng

Quế Quận công Nguyễn Đức Uyên với vùng đất Vĩnh Bảo, Hải Phòng

 Ở Bảo tàng Hải Phòng xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo hiện nay, còn lưu giữ được nhiều tư liệu, hiện vật có giá trị lịch sử phản ánh về Quế quận công Nguyễn Đức Uyên, thời gian làm quan - thực thi công vụ vùng đất ven biển này.

1 - Sắc phong hiện lưu tại Bảo tàng Hải Phòng - đã được phục chế nhân bản lưu tại Bảo tàng và địa phương (Miếu Ụ); lưu tại Bảo tàng Bắc Ninh và gia tộc Nguyễn Đức ở Quế Võ có nội dung như sau:

“Sắc ban cho xã Ngải Đông, huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương hiện đang phụng thờ vị Tôn thần là Trúc đại thạch đê Quế quận công (có công đắp đê đá lớn). Ngài phù giúp nước, che chở dân, linh ứng tỏ rõ. Nay trẫm gặp lúc mừng thọ tứ tuần, bèn ban chiếu báu, mở rộng ân huệ, làm lễ đăng trật, gia phong cho ngài là Đoan túc Dực bảo Trung hưng tôn thần. Chuẩn y cho được phụng thờ thần giúp đỡ đất nước, bảo vệ cho dân. Vậy ban sắc!.”

Ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 (1924).

2 - Tấm bia đá: ở Dương Am đã được in dịch - làm cơ sở để Bảo tàng tỉnh trưng bày và gia tộc Nguyễn Đức phục chế dựng đặt tại nhà thờ - Lăng đá ở Quế Ổ, xã Chi Lăng. Nội dung cơ bản của tấm bia ghi:

Bia Hoàng thượng vạn vạn niên (2 mặt), được dựng vào năm Tân Mão, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 7 (1711), hiện lưu tại xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Bia do hai xã Dương Am và Ngãi Am cùng dựng để tưởng nhớ công ơn của Quế quận công Nguyễn Đức Uyên trong việc tu sửa, đắp đê qua địa phận hai xã, tạo môi trường làm ăn thuận lợi cho dân chúng, thoát khỏi cảnh đói nghèo, thiên tai do nạn lũ lụt gây ra. Nhân dân đã tôn ông làm thành hoàng và thờ tại miếu Ụ, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Văn bia còn cho ta biết thời gian tu sửa, đắp đê diễn ra chính xác vào năm Mậu Tý (1708), đây cũng chính là thời điểm mà ông về quê xây dựng 2 ngôi miếu: một ở Quế Ổ, một ở Dũng Quyết, ngoài ra ông còn cho dựng một tòa bia rất lớn khắc thông tin về chức tước, họ tên mình, cũng được dựng vào năm Mậu Tý (1708).

3 - Đá kè và cọc gỗ hộ đê: Để đắp tuyến đê ở vùng đất ven biển này, Quế quận công đã cho quân dùng các phiến đá kè và đóng hệ thống cọc gỗ ở mặt ngoài đê (hướng ra biển). Sau này biển lui ra xa đất liền, hệ thống đá kè và cọc gỗ hộ đê địa phương đã chuyển đi làm việc khác, chỉ còn một số cọc gỗ nằm sâu trong triền đê. Bảo tàng Bắc Ninh đã sưu tầm 3 cọc gỗ này về để giới thiệu nội dung lịch sử - DSVH phản ánh về Quế quận công Nguyễn Đức Uyên.

Các tư liệu và hiện vật có giá trị nêu trên được Bảo tàng Hải Phòng, chính quyền và nhân dân địa phương (xã Trấn Dương, Vĩnh Bảo) tạo điều kiện giúp đỡ, đã tập hợp hiến tặng Bảo tàng và lưu giữ ở nhà thờ của gia tộc Nguyễn Đức.

Về thân thế sự nghiệp của Quế quận công Nguyễn Đức Uyên - Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đức Nho - hậu duệ đời thứ 10 của cụ cho biết:

Quế quận công có tên là Nguyễn Đức Uyên, húy là Huyền, tự Đoan Nghiêm, thụy Trung Dũng phủ quân. Ông sinh ở Khê thôn, xã Dũng Quyết, tổng Vũ Dương, sau là thôn Dũng Quyết (Guột) xã Việt Hùng, huyện Quế Võ. Khi làm quan được phong tước quận công, ông lấy chữ đệm là Quế để ghi nhớ về quê hương xứ sở của mình.

Trong thời gian cư quan nhậm chức - khi phụng mệnh triều đình đi trấn thủ ở vùng Vĩnh Lại (nay thuộc Vĩnh Bảo - Hải Phòng), Quế quận công thấy cảnh đê vỡ, nước biển tràn vào phá mùa màng làm cho dân khổ cực, đã cho quân đắp đê kè đá, cứu được cảnh này, làm cho mùa màng tươi tốt, dân nơi đây cảm phục công lao ấy, khi ông mất đã lập đền thờ.

Đương thời cụ Quế quận công đã đứng ra xây dựng hai công trình kiến trúc bằng đá xanh rất lớn ở làng Quế Ổ, xã Chi Lăng (Quế Võ) và các di vật bằng đá trước sân Miếu Đại Trung ở làng Guột, xã Việt Hùng (Quế Võ). Cả hai di tích này đều đã được Nhà nước xếp hạng cấp quốc gia từ năm 1992.

Gia phả họ Nguyễn Đức ghi: Quế quận công khí bẩm anh Nghi, nghề vũ rất mạnh, múa mâu rất giỏi, thủa nhỏ thời thiểu tổ Khang Vương, ở tả quốc doanh, theo cha đánh Nguyễn Hiền ở huyện Quý Xuân - Thiếu Lộc - Hưng Nguyên - với cửa Nhật Lệ. Cụ thường chịu khó, khi cha gieo mình báo nước liền được nối giữ việc binh của cha, lại đánh giặc ở tỉnh Cao Bằng, tỉnh Tuyên Quang được thăng Thự vệ sự quận công, ba năm lại về triều, vua khen thưởng cho làm đề lĩnh tứ thành quân sự vụ, trấn thủ Lạng Sơn, Hải Dương, An Quảng, cùng với Ứng quận công họ Đặng, quyền thị bằng nhau đồng lòng giúp nước. Đến khi nhân vương mới lên ngôi, giặc giã có nhiều, cụ lại được cử đi tiễu trừ, đánh được giặc, vua khen ngợi và trọng dụng thăng chức đô đốc ngày một thân mật.

Ngày chúa Trịnh ở Thạch Cúc triệu cụ tới múa mâu đấu võ cùng ông Trung quận công. Bấy giờ Quế quận công vua gọi ra kháo vũ, cụ lên ngựa múa mâu như bay mất người không trông kịp. Chưa đầy một hiệp cụ đã ôm được Trung quận công vào lòng để trên mình ngựa, chạy 3 vòng rồi ném xuống sân, người xem đều sợ hãi, vua vỗ tay cười nói to rằng “Thế mới là Triều Bồng trác quỷ” sau vua rất yêu mến cụ, ai dèm pha gì cũng không nghe, bấy giờ vua gả công chúa là (em vua) cho con út của cụ, lại ban thêm ân lộc, dân rất yêu mến không ai ví được.

Trước ngày phụng mệnh triều đình, coi việc đắp đê ở huyện Vĩnh Lạc, tỉnh Hải Dương, cụ mang thêm tiền của nhà để đắp đê đá, phương dân cảm ơn công lao ấy, dân lập miếu thờ cụ đến nay vẫn còn.

 

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0